Giao dịch tại nhà - giải ngân, thu nợ tại xã

Thứ sáu - 03/03/2023 05:23 1.663 0
Nếu như trước đây, hộ nghèo muốn vay vốn tín dụng chính sách có khi phải đi vài chục cây số, thời gian chờ đợi cũng khá lâu. Vậy nhưng hiện nay, nhu cầu vay vốn của người dân đã được đáp ứng nhanh chóng nhờ sự đổi mới trong hoạt động giao dịch. Hình thức "Giao dịch tại nhà - giải ngân, thu nợ tại xã" đang phát huy hiệu quả trong thực tiễn, tạo điều kiện thuận lợi để người dân vươn lên trong phát triển kinh tế

PGD NHCSXH huyện thực hiện hoàn thành nhiệm vụ “giao dịch tại nhà giải ngân thu nợ tại xã” đáp ứng kịp thời nhu cầu của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác

Thời gian qua, để nguồn vốn tín dụng chính sách đến đúng đối tượng thụ hưởng và không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng, hỗ trợ tối đa cho hộ nghèo, cận nghèo trong điều kiện giảm chi phí và tiết kiệm được thời gian đi lại...Mặt trận và các tổ chức đoàn thể cùng Phòng giao dịch Ngân Hàng Chính sách xã hội huyện Bù Đốp đã thực hiện phương thức ủy thác một số công việc trong quy trình nghiệp vụ quản lý vốn tín dụng chính sách cho 04 tổ chức chính trị - xã hội như: Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên, với phương châm “ Dân chủ, công khai,  giao dịch tại nhà, giải ngân và thu nợ tại xã”.
Toàn huyện đã thành lập và duy trì hoạt động thường xuyên theo lịch thời gian cụ thể tại 7 Điểm giao dịch của Ngân Hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện ở 7 xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Các Điểm giao dịch đều được bố trí trong khuôn viên cơ quan các xã, thị trấn.  Các thông tin về điều kiện, quy trình, thủ tục vay vốn của từng chương trình cho vay của Ngân Hàng Chính sách xã hội đều được niêm yết công khai tại Bảng thông tin tín dụng chính sách, khách hàng giao dịch trực tiếp với Ngân Hàng Chính sách xã hội để gửi tiền tiết kiệm, nhận tiền vay và trả nợ dưới sự chứng kiến của cán bộ tổ chức chính trị - xã hội, Tổ trưởng Tổ tiết kiệm vay vốn (TK&VV) và chính quyền cấp xã. Toàn huyện hiện có 179 Tổ TK&VV  đang hoạt động hiệu quả tại 52 ấp, với tổng số trên 7.200 thành viên, bình quân mỗi tổ có 40 thành viên. Hoạt động của tổ đảm bảo theo nguyên tắc tự nguyện, tương trợ, giúp đỡ nhau trong sản xuất và đời sống, cam kết sử dụng vốn vay đúng mục đích, trả nợ, trả lãi đúng hạn. Tổ TK&VV còn được Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã giao nhiệm vụ tổ chức bình xét công khai, dân chủ những người có đủ điều kiện vay vốn tín dụng ưu đãi, có sự quản lý, hướng dẫn và giám sát của các tổ chức chính trị - xã hội và Trưởng  ấp, sau đó UBND cấp xã phê duyệt và giải ngân trực tiếp tại Điểm giao dịch xã, thị trấn. Qua kết quả đánh giá, xếp loại của NHCSXH huyện trong năm 2022 và  2 tháng đầu năm 2023 thì tổ xếp loại tốt 161 tổ, chiếm tỷ lệ 91%, tổ xếp loại khá 14 tổ, chiếm tỷ lệ 8%, tổ xếp loại trung bình 4 tổ, chiếm tỷ lệ 1%, không có tổ xếp loại yếu kém.
Ông Huỳnh Văn Sơn - Chi hội trưởng nông dân, Tổ trưởng Tổ Tiết kiệm vay vốn ấp 1, xã Thanh Hòa phấn khởi cho biết: “Trong thời gian qua, bản thân chịu khó nghiên cứu tài liệu và được tập huấn cũng như thường xuyên tìm hiểu học hỏi ở báo đài  nhằm nắm chắc quy trình nghiệp vụ của ngân hàng chính sách. Nhất là trong hoạt động phải thường xuyên nắm bắt sâu sát tình hình đời sống của bà con, tinh thông nhiệm vụ của tổ trưởng Tổ tiết kiệm vay vốn để bảo đảm bình xét đúng đối tượng, tuyên truyền vận động Tổ viên sử dụng vốn đúng mục đích, hiệu quả… Tổ luôn thực hiện tốt các chương trình tín dụng ưu đãi, gần 50 thành viên trong tổ được hỗ trợ vay gần 1 tỷ 800 triệu đồng từ nguồn tín dụng chính sách, để phát triển các mô hình chuyển đổi sản xuất thích ứng với biến đổi khí hậu như: Trồng bưởi da xanh, chăn nuôi trâu, bò, dê... đã đem lại hiệu quả kinh tế khá nâng cao thu nhập cho từng gia đình của mỗi thành viên. Từ đó, đã thực hiện tốt việc trả lãi và có khoản tiết kiệm hợp lý hàng tháng, không có nợ xấu. Từ đó mà chất lượng hoạt động tổ tiết kiệm vay vốn ấp 1, xã Thanh Hòa đạt hiệu quả cao, là một trong những tổ hoạt động tốt nhiều năm liền.” 
Có thể nói, phương châm “ Dân chủ, công khai, giao dịch tại nhà, giải ngân và thu nợ tại xã” cùng với mô hình Điểm giao dịch xã chính là một bước tiến trong cải cách thủ tục hành chính, là một đặc thù riêng có của Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện. Từ đó, đã và đang phát huy hiệu quả trong hoạt động của phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện ngày một tốt hơn. Mô hình này vừa tạo thuận lợi cho các đối tượng thụ hưởng tiếp cận dịch vụ, thông tin về tín dụng chính sách xã hội; nhất là vừa giảm chi phí, thời gian đi lại cho người dân - vừa đảm bảo hoạt động tín dụng chính sách xã hội dân chủ, công khai. Đồng thời còn hạn chế nguy cơ dẫn đến tình trạng thất thoát, tham ô chiếm dụng vốn, góp phần tạo được lòng tin của nhân dân trong huyện đối với  Ngân hàng chính sách xã hội.
Ông Lý Thanh Sang - Phó Chủ tịch UBND xã Tân Thành chia sẻ: “Thời gian qua, chính sách tín dụng ưu đãi cùng với chương trình phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương đã góp phần quan trọng vào công tác giảm nghèo, giải quyết việc làm, đảm bảo an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới; hạn chế tình trạng học sinh và sinh viên phải bỏ học do nguyên nhân gia đình gặp khó khăn về tài chính. Nhiều hộ gia đình đã xây dựng được các công trình nước sạch và vệ sinh, nhiều hộ nghèo có nhà ở ổn định, khang trang hơn…góp phần bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. Vai trò của tổ trưởng, tổ phó Tổ tiết kiệm vay vốn được phát huy tốt. Đặc biệt, nguồn vốn cho vay ưu đãi đã giúp nhiều hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn ở nông thôn phát triển sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt, bộ mặt nông thôn được cải thiện… góp phần tích cực trong phong trào “Toàn dân tham gia xây dựng nông thôn mới nâng cao trên địa bàn xã”.”
Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Ngọc Điệp - Giám đốc Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Bù Đốp cho biết: “Từ thực tế qua 21 năm triển khai chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác theo Nghị định số 78/2002 của Chính phủ, trên địa bàn huyện giai đoạn 2002 - 2023, cho thấy: Tổ TK&VV nói chung và tổ trưởng, tổ phó cũng như các thành viên nói riêng đang thật sự giữ vai trò là cầu nối giữa Ngân hàng chính sách xã hội với người vay vốn, góp phần chuyển tải kịp thời nguồn vốn tín dụng ưu đãi đến với các đối tượng thụ hưởng, đảm bảo công khai, dân chủ, tạo ra hiệu quả kinh tế, chính trị, xã hội. Hoạt động các điểm giao dịch và Tổ TK&VV thực hiện công khai các chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ. Việc niêm yết danh sách hộ vay, thủ tục cho vay và duy trì các phiên giao dịch đúng định kỳ, kể cả những ngày giao dịch trùng vào các ngày thứ bảy và chủ nhật. Qua đó, đã tạo điều kiện cho công tác vay vốn, trả nợ của các hộ vay thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác tại các khu dân cư được dễ dàng, thuận lợi, góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng tín dụng hiện nay”./.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

101-KH/HĐTN

Kế hoạch tổ chức các hoạt động “Tuổi trẻ tri ân các Anh hùng liệt sỹ” nhân kỷ niệm 74 năm Ngày Thương binh - Liệt sỹ (27/7/1947 - 27/7/2021)

Thời gian đăng: 14/07/2021

lượt xem: 2064 | lượt tải:500

số 14 - CV/HĐĐ

Công văn về việc thực hiện công trình măng non chào mừng 80 năm ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh

Thời gian đăng: 20/04/2021

lượt xem: 1320 | lượt tải:368

số 13-CV/HDD

Phát động cuộc thi Khăn quàng thắm mãi vai em

Thời gian đăng: 02/04/2021

lượt xem: 1736 | lượt tải:391

ddooij08-KH/HDD

kế hoạch thi nghi thức đội

Thời gian đăng: 09/03/2021

lượt xem: 1363 | lượt tải:385

số 12-CV/HDD

Công văn tổ chức ngày hội thiếu nhi vui khỏe

Thời gian đăng: 09/03/2021

lượt xem: 1383 | lượt tải:348
Thống kê
  • Đang truy cập26
  • Tổng lượt truy cập4,440,604
Phóng sự ảnh
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây