HIỆU QUẢ TỪ NGUỒN VỐN VAY NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TRONG PHONG TRÀO NÔNG DÂN SẢN XUẤT KINH DOANH GIỎI, ĐOÀN KẾT GIÚP NHAU LÀM GIÀU VÀ GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Thứ sáu - 10/02/2023 08:58 736 0
Phát huy vai trò cầu nối nhận ủy thác vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng CSXH huyện, thời gian qua Hội Nông dân huyện Bù Đốp đã làm tốt công tác quản lý, giải ngân vốn vay cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác, góp phần giúp đỡ hàng nghìn hội viên tiếp cận được với nguồn vốn ưu đãi, tiếp cận khoa học kỹ thuật để phát triển sản xuất, kinh doanh từng bước thoát nghèo và vươn lên làm giàu chính đáng.
Trong những năm qua Phong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, Đoàn kết giúp hau làm giàu và giảm nghèo bền vững đến nay đã phát triển trở thành phong trào quần chúng sâu rộng tại địa phương, thu hút đông đảo nông dân tham gia, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - hội ở địa phương, xóa đói, giảm nghèo, tăng thêm hộ nông dân khá, giàu, tạo thêm công ăn việc làm và cải thiện đời sống cho hàng chục hộ dân trên địa bàn.
 
   
 
Đ/c Dương Thanh Huân Bí thư Huyện uỷ kiểm tra mô hình trồng nấm xã thôn 10 xã Thiện Hưng.
Luôn đồng hành với Hội nông dân và phong trào phát triển kinh tế của địa phương, nhất là hỗ trợ các hội viên nông dân thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo, khó khăn,... luôn được sự quan tâm hỗ trợ vốn vay từ ngân hàng chính sách xã hội huyện Bù Đốp tạo nguồn vốn phát triển chăn nuôi, qua đó giúp nhiều mô hình sản xuất chăn nuôi đem lại hiệu quả cao như: Mô hình tổ hợp tác nuôi dê với 10 thành viên, mô hình trồng nấm 10 thành viên, mô hình tổ hợp tác cây hồ tiêu với 15 thành  viên,.v.v. đem lại thu nhập hàng chục triệu đồng trên năm.
Hiện nay, Hội Nông dân huyện đang quản lý 51 tổ TK&VV, 100% các tổ đều được xếp loại hoạt động khá, tốt trở lên với mức dư nợ ủy thác trên 91,8 tỷ đồng, hỗ trợ 2.145 hộ gia đình hội viên vay. Thời gian qua, Hội Nông dân huyện đã luôn chủ động phối hợp với Ngân hàng CSXH huyện chỉ đạo các cấp hội nhận ủy thác tích cực triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm đưa nguồn vốn tín dụng ưu đãi nhanh chóng đến tay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác; giám sát việc sử dụng nguồn vốn đúng mục đích, tạo hiệu quả trong cải thiện, nâng cao đời sống cho hội viên nông dân, góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển KT-XH trên địa bàn huyện. Thông qua việc thực hiện ủy thác, thời gian qua Hội nông dân huyện đã giúp đỡ được 1.502 hộ thoát được nghèo.
Trong thời gian tới, các cấp hội nông dân trên địa bàn huyện sẽ tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước về chính sách tín dụng đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác; Tích cực hướng dẫn hội viên nông dân nhận thức đầy đủ về chính sách ưu đãi, nâng cao trách nhiệm, ý thức trong việc sử dụng nguồn vốn đúng mục đích và hoàn trả vốn đầy đủ, đúng hạn, tích cực tham gia gửi tiền tiết kiệm tự nguyện. Đồng thời Hội Nông dân huyện cũng sẽ tăng cường phối hợp với các cơ quan chuyên môn tổ chức tập huấn, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, dạy nghề... giúp đỡ được nhiều hơn nữa các hội viên nông dân thoát nghèo và vươn lên làm giàu, để thực hiện nhiệm vụ đã đề ra Hội nông dân huyện Bù Đốp đề ra bốn giải pháp thực hiện trong thời gian tới như sau:
Một là: Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, các mô hình sản xuất, kinh doanh giỏi điển hình, làm chuyển biến nhận thức của đông đảo nông dân về phát triển kinh tế; khích lệ, động viên nông dân thay đổi nếp nghĩ, quyết tâm vượt khó, tập trung khai thác tiềm năng, thế mạnh sẵn có.
Hai là: Đề xuất về trên cần tổ chức nhiều đợt tham quan mô hình phát triển kính tế mới có hiệu quả, lợi nhuận cao, bền vững ở các ấp trong xã, xã bạn, huyện bạn, tỉnh bạn. Để học hỏi kinh nghiệm, chuyển giao khoa học công nghệ đem về nhân rộng cho phù hợp với ấp mình.
Mô hình tổ nghề nghiệp chăn nuôi dê tại Thanh Bình
Ba là: Hỗ trợ vốn vay ưu đãi từ ngân hàng chính sách xã hội huyện Bù Đốp cho nông dân phát triển các mô hình kinh tế mới điển hình. Hỗ trợ vốn cho hộ nghèo, cận nghèo, hộ khó khăn phát triển kinh tế.
Bốn là: Đối với các mô hình đã được nhân rộng cần thành lập tổ hợp tác, hợp tác xã để tạo nguồn cung cấp sản phẩm lớn cho thị trường, tránh manh múng, nhỏ lẻ bị thương lái ép giá, giúp gia tăng giá trị sản phẩm và khả năng cạnh tranh, phát triển một nền nông nghiệp bền vững.
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

101-KH/HĐTN

Kế hoạch tổ chức các hoạt động “Tuổi trẻ tri ân các Anh hùng liệt sỹ” nhân kỷ niệm 74 năm Ngày Thương binh - Liệt sỹ (27/7/1947 - 27/7/2021)

Thời gian đăng: 15/07/2021

lượt xem: 1510 | lượt tải:392

số 14 - CV/HĐĐ

Công văn về việc thực hiện công trình măng non chào mừng 80 năm ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh

Thời gian đăng: 20/04/2021

lượt xem: 1050 | lượt tải:309

số 13-CV/HDD

Phát động cuộc thi Khăn quàng thắm mãi vai em

Thời gian đăng: 02/04/2021

lượt xem: 1461 | lượt tải:297

ddooij08-KH/HDD

kế hoạch thi nghi thức đội

Thời gian đăng: 10/03/2021

lượt xem: 1187 | lượt tải:318

số 12-CV/HDD

Công văn tổ chức ngày hội thiếu nhi vui khỏe

Thời gian đăng: 10/03/2021

lượt xem: 1133 | lượt tải:282
Thống kê
  • Đang truy cập19
  • Tổng lượt truy cập3,368,164
Phóng sự ảnh
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây