Cán bộ NHCSXH huyện thăm mô hình phát triển kinh tế ( sử dụng nguồn vay của ngân hàng) tại các các xã, thị trấn.
Qua 10 năm triển khai thực hiện, Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương đã đi vào cuộc sống, nhờ tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, công tác tín dụng chính sách xã hội đã thực sự phát huy được hiệu quả, góp phần tích cực trong thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, phát triển kinh tế - xã hội, hạn chế tín dụng đen. Góp phần ổn định an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện.
Thường xuyên quan tâm kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động của Ban đại diện HĐQT NHCSXH huyện trên địa bàn, từ khi Chủ tịch UBND cấp xã tham gia Ban đại diện HĐQT cấp huyện hoạt động của Ban đại diện được bao quát và sâu sát cơ sở hơn từ khâu quản trị, giám sát xã hội đến việc kiểm tra thường xuyên hộ vay; Mặt trận Tổ quốc việt Nam, các tổ chức Chính trị - xã hội các cấp tập trung tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về tín dụng chính sách xã hội đến nhân dân, nhất là người nghèo và các đối tượng chính sách khác, nâng cao hiệu quả giám sát của toàn dân. Chính quyền các xã, thị trấn luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất và điều kiện làm việc để NHCSXH huyện thực hiện Điểm giao dịch xã và người dân được tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi được thuận lợi nhất không phải đi lại nhiều lần, được hướng dẫn làm hồ sơ tại nhà, nhận tiền vay tại xã.
Ngân hàng CSXH huyện giải ngân tại xã
Với phương thức “Giao dịch tại nhà - giải ngân, thu nợ tại xã”, đến nay Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Bù Đốp, tỉnh Bình Phước và các tổ chức chính trị - xã hội đang quản lý 182 tổ Tiết kiệm và vay vốn tại tất cả các thôn, ấp trên địa bàn huyện; đồng thời, tổ chức giao dịch tại 7/7 điểm giao dịch ở các xã, thị trấn. Các tổ giao dịch tại xã, thị trấn được trang bị đầy đủ điều kiện hoạt động của một ngân hàng bảo đảm an ninh, an toàn cho phiên giao dịch; cung cấp dịch vụ tiết kiệm cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác, đã thực hiện hơn 99% khối lượng giá trị giao dịch ngay tại xã.
Sự vào cuộc tích cực của hệ thống chính trị, nguồn vốn tín dụng chính sách đã được đầu tư đến 100% thôn, ấp của các xã, thị trấn trên địa bàn huyện, tạo điều kiện cho người nghèo và các đối tượng chính sách có nhu cầu, đủ điều kiện được tiếp cận với đồng vốn tín dụng nhanh chóng, kịp thời, thuận lợi. Bên cạnh đó, Cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, đặc biệt là Chủ tịch UBND các xã, thị trấn tham gia thành viên Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH huyện đã thực sự quan tâm đến hoạt động tín dụng chính sách xã hội, chỉ đạo sát sao đến các tổ chức hội, đoàn thể nhận ủy thác đối với chất lượng tín dụng ưu đãi, tạo điều kiện về cơ sở vật chất để Ngân hàng Chính sách xã hội huyện hoạt động giao dịch tại xã, thị trấn.
Ông Nguyễn Ngọc Điệp, Giám đốc NHCSXH huyện cho biết: Trong giai đoạn 2014-2024, thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội tại địa phương, dư nợ nguồn vốn tín dụng chính sách trên địa bàn huyện đã tăng từ 149 tỷ đồng lên 417 tỷ đồng (tăng 268 tỷ đồng so với năm 2014) giúp hơn 8.000 hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác có vốn để phát triển kinh tế, tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm…...
Hàng năm, PGD NHCSXH Bù Đốp đã chủ động tham mưu UBND huyện cân đối, rà soát và chuyển nguồn vốn uỷ thác qua NHCSXH huyện để thực hiện cho vay giải quyết việc làm, nâng tổng nguồn vốn ủy thác của huyện đến nay đạt 9.814 triệu đồng, tăng 8.814 triệu đồng so với thời điểm triển khai Chỉ thị số 40-CT/TW. Điều này không chỉ cho thấy sự quan tâm, mà còn thể hiện sự vào cuộc tích cực của cấp ủy, chính quyền các cấp quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo tạo điều kiện NHCSXH huyện ngày càng hoạt động hiệu quả, không xảy ra tiêu cực; đồng thời góp phần ngăn chặn đẩy lùi tín đụng đen, đảm bảo thực hiện hiệu quả chủ trương, chính sách mục tiêu về giảm nghèo, tạo việc làm, phát triển an sinh xã hội trên địa bàn huyện.
Trong thời gian tới, để tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW các cấp ủy đảng, chính quyền, mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội phải xác định chỉ đạo hoạt động tín dụng chính sách xã hội là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong chương trình, kế hoạch về xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, hỗ trợ giải quyết việc làm, đào tạo nghề cho lao động nông thôn... Tổ chức thực hiện tốt chủ trương huy động các nguồn lực cho tín dụng chính sách xã hội, nâng cao trách nhiệm của chính quyền các cấp trong việc củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng chính sách xã hội; điều tra, rà soát, bổ sung đối tượng đủ điều kiện vay vốn theo quy định tăng cường tuyên truyền về chính sách tín dụng ưu dãi của Nhà nước, phối hợp, lồng ghép hoạt động tín dụng chính sách với chương trình, chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân; phát triển giáo dục, dạy nghề, tạo việc làm, công tác khuyến nông, tập huấn hướng dẫn kỹ thuật sản xuất cho hộ nghèo và các dối tượng chính sách; phổ biến các mô hình vay vốn, các mô hình sản xuất kinh doanh hiệu quả; các điển hình giúp nhau vươn lên thoát nghèo và làm giàu, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo, giải quyết việc làm, bảo đảm an sinh xà hội ở địa phương