Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Bù Đốp đánh giá hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ quý II/2022.
Thứ ba - 26/04/2022 15:031.7070
Ngày 14/04/2022, Ban Đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Bù Đốp đã tổ chức họp phiên thường kỳ nhằm đánh giá kết quả hoạt động Quý I và triển khai nhiệm vụ quý II/2022
Ngày 14/04/2022, Ban Đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Bù Đốp đã tổ chức họp phiên thường kỳ nhằm đánh giá kết quả hoạt động Quý I và triển khai nhiệm vụ quý II/2022. Đồng thời Ban đại diện NHCSXH huyện tiếp đón và làm việc với đồng chí Đào Thị Lanh, chủ tịch Hội nông dân tỉnh – thành viên Ban đại diện NHCSXH chi nhánh tỉnh Bình Phước, trưởng đoàn kiểm tra về làm việc tại huyện Bù Đốp. Tham dự cuộc họp có ông Nguyễn Anh Tài – Phó Chủ tịch UBND huyện – Trưởng Ban Đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội huyện – Chủ trì cuộc họp cùng các thành viên Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội huyện và thành viên đoàn kiểm tra.
Thành viên Ban đại diện NHCSXH tỉnh làm việc cùng Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Bù Đốp
Trong quý I, Ban đại diện Hội đồng quản trị đã chỉ đạo Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện, phối hợp chặt chẽ với các ban ngành liên quan, UBND các xã, thị trấn và các tổ chức chính trị xã hội nhận ủy thác, giải ngân kịp thời các chương trình tín dụng ưu đãi cho các đối tượng thụ hưởng, hiện các nguồn vốn đã và đang phát huy được hiệu quả tích cực, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội và chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện; đặc biệt là chương trình tín dụng hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn trong đại dịch Covid-19. Tính đến 31/03/2022, tổng dư nợ cho vay các chương trình tín dụng chính sách trên địa bàn huyện là 287.730 triệu đồng, tăng so đầu năm: 3.840 triệu đồng, đạt 22% kế hoạch tăng trưởng, với 14 chương trình tín dụng tạo điều kiện cho 7.343 đối tượng vay vốn. Dư nợ ủy thác qua các tổ chức chính trị xã hội 287.447 triệu đồng chiếm 99,9%/tổng dư nợ, với 176 tổ tiết kiệm và vay vốn. Trong đó dư nợ Hội liên hiệp phụ nữ huyện chiếm tỷ trọng cao nhất 32,4%/ tổng dư nợ ủy thác. Nợ quá hạn là 589 triệu đồng chiếm tỷ lệ 0,2%/tổng dư nợ. Từ nguồn vốn ưu đãi, nhiều công ty, doanh nghiệp phục hồi, duy trì và phát triển sản suất và nhiều gia đình sử dụng vốn có hiệu quả để phát triển trồng trọt, chăn nuôi, phát triển sản xuất kinh doanh…, nâng cao thu nhập. Qua đó góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế xã hội ở địa phương Bên cạnh đó, công tác kiểm tra, giám sát của các thành viên Ban đại diện được quan tâm và thực hiện đúng quy định, hết quý I đã có 3/9 thành viên là lãnh đạo cấp huyện thực hiện kiểm tra, giám sát đạt 33,3% kế hoạch; thành viên Ban đại diện là Chủ tịch 07/07 xã, thị trấn thực hiện kiểm tra hằng quý đúng quy định, đạt 100%.. Tại cuộc họp, Phó Chủ tịch UBND huyện – Trưởng ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội Nguyễn Anh Tài nhấn mạnh, trong năm quý II và năm 2022, các thành viên Ban đại diện tiếp tục quan tâm thực hiện công tác kiểm tra giám sát tại địa bàn được phân công; Ngân hàng Chính sách xã hội huyện tiếp tục thực hiện hiệu quả các chương trình tín dụng trên địa bàn; các tổ chức chính trị xã hội nhận ủy thác tăng cường công tác kiểm tra giám sát hoạt động của hội cơ sở, tổ Tiết kiệm vay vốn, hộ vay; các xã, thị trấn thường xuyên quan tâm đến hoạt động tín dụng chính sách trên địa bàn quản lý. Tại buổi làm việc, đồng chí Đào Thị Lanh - trưởng Đoàn kiểm tra, giám sát đã ghi nhận và đánh giá cao tinh thần, trách nhiệm của Ban Đại diện HĐQT NHCSXH huyện Bù Đốp trong công tác chỉ đạo, điều hành triển khai thực hiện các nhiệm vụ chính trị được giao, cũng như kết quả thực hiện tín dụng chính sách trên địa bàn; đồng chí đề nghị Ban Đại diện HĐQT NHCSXH huyện tiếp tục bám sát những chỉ tiêu cấp trên giao, có những giải pháp, kế hoạch cụ thể để phấn đấu hoàn thành tốt các chỉ tiêu kế hoạch của tỉnh giao năm 2022 như: huy động tiền gửi thông qua các tổ chức cá nhân, qua tổ TK&VV, giảm nợ quá hạn, lãi tồn,… đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đặc biệt là việc sử dụng nguồn vốn sau vay. Tập trung chỉ đạo chính quyền cơ sở, các cấp hội nhận ủy thác, tổ TK&VV thực hiện tốt chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ; kế hoạch hóa tốt nhu cầu vay vốn của người dân, thực hiện tốt chương trình tín dụng cho vay ưu đãi theo Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ năm 2022, đồng thời góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của địa phương.